Tình trạng phù chân là tình trạng xảy ra nhiều nhất ở các bà bầu, đi kèm với các triệu chứng khi mang thai như ốm nghén, buồn ngủ, mệt mỏi, tâm trạng thay đổi thất thường khiến quá trình mang thai thêm vất vả và mệt mỏi. Đặc biệt tình trạng phù chân còn có thể biến nặng hơn đặc biệt là ở phần bàn chân và mắt cá chân trong những tháng cuối thai kì. Bên cạnh đó, tình trạng phù chân cũng có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng do các nguyên nhân khác nhau.
Cách massage giảm phù chân cho mẹ bầu
Ta có thể dễ dàng nhận thấy trạng thái phù chân qua những biểu hiện như bàn chân sưng to khác thường, khi mang giày dép sẽ thấy chật, thường có cảm giác nặng nề ở chân dẫn đến khó di chuyển, vùng phía trước xương ống đồng nếu ấn vào sẽ thấy bị lõm vào chứ không cứng như bình thường.
Nếu tình trạng phù cân đi kèm với những căn bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch thì bà bầu cần đặc biệt chú ý tình trạng cơ thể. Người bị bệnh thận hư, cao huyết áp, hay tiền sản giật có thể gây phù chân, để giảm phù chân, ta cần điều trị từ nguồn gốc gây bệnh. Bên cạnh đó, không chỉ phù chân, bà bầu còn có thể bị phù mặt, tay.
Để giảm phù chân an toàn và hiệu quả, ta sẽ bắt đầu từ việc thay đổi những thói quen hàng ngày. Khi ngủ, bà bầu có thể nằm ngủ trong tư thế nghiêng người sang một bên để giảm áp lực máu ở chân, ta có thể kê một chiếc gối ở dưới chân để chân cao hơn khi nằm ngủ.
Bên cạnh đó, bà bầu cũng có thể tập một số bài tập đơn giản như nhấc từng chân một lên cao, sau đó hạ xuống và thực hiện tương tự. Động tác này có thể giúp máu lưu thông ở chân và giảm phù nề hiệu quả. Việc tập nhẹ nhàng sử dụng máy chạy bộ cũng rất tốt.
Ta có thể thực hiện massage bắp chân theo chiều từ trên xuống dưới, sau đó tiếp tục massage từ dưới lên trên. Xoa bắp chân theo hình vòng tròn xuôi chiều kim đồng hồ, có thể massage xuống phần mắt cá chân và bàn chân để giảm đau nhức.
Tiếp theo, để giảm sưng phù nơi bàn chân, ta có thể thực hiện massage tiếp tục ở phần bàn chân và các ngón chân. Ta sẽ thực hiện lần lượt từ bàn chân đến từng ngón chân để có thể đem lại hiệu quả giảm sưng phù tốt nhất. Thực hiện lặp lại chu trình massage từ 3 – 5 lần. cuối cùng đưa tay xuống để massage lòng bàn chân.
Với phụ nữ có thai, việc massage lòng bàn chân có thể đem lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé vì bàn chân là khu vực rất nhạy cảm, vì vậy với mẹ bầu thì ta không nên thực hiện massage tại lòng bàn chân.
Khi thực hiện massage, ta chỉ thực hiện với lực đạo nhẹ nhàng, vừa phải, phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Bên cạnh xoa bóp, ta cũng có thể thực hiện ngâm chân trước khi massage để giúp máu lưu thông tốt hơn, kích thích các dây thần kinh giúp đem lại hiệu quả massage tốt hơn.
Nước ngâm chân nên là nước ấm, có thể thả thêm xả, gừng, chanh thái lát có tác dụng giảm phù nề và thư giãn hiệu quả. Sau khi ngâm chân, ta sẽ dùng một chiếc khăn khô mềm để lau khô nước và thực hiện ủ chân để giữ nhiệt độ.
Bà bầu có thể sử dụng máy hoặc ghế massage ở chế độ nhẹ nhàng nhưng không nên bấm huyệt, nhất là huyệt ở chân vì có thể gây co bóp tử cung dẫn tới sinh sớm.