Giảm nguy cơ bệnh tim với những cách sau

Ngày đăng 15/07/2015 10:16

Đại Việt Sport - Bệnh tim luôn là mối quan tâm hàng đầu của người dân trên Thế giới. Tỷ lệ tử vong và di chứng do bệnh tim mạch vẫn chiếm hàng đầu và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển.

Tại Việt Nam, theo điều tra gần đây có tới trên 20% số người lớn bị huyết áp cao. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch là vô cùng quan trọng trong việc giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do bệnh lý tim mạch.

Để làm giảm cơn đau tim và nguy cơ đột quỵ, hãy tạo cho mình những thói quen lành mạnh sau:

1. Nói không với thuốc lá

Hút thuốc lá không những gây khó chịu cho những người xung quanh mà nó còn rất có hại cho tim của bạn, vì nó làm các mạch máu bị nghẽn lại, dẫn đến việc máu khó lưu thông lên tim.

Sức khỏe của những người không hút thuốc xung quanh bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng vì họ hít phải khói thuốc từ bạn. Vì vậy, hãy bỏ thuốc lá vì sức khỏe của bạn và những người thân.

2. Chế độ ăn uống lành mạnh

Để có một trái tim khỏe mạnh

Tăng cường tiêu thụ các loại rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và cá. Hạn chế thêm muối, chất béo bão hòa và đường.

Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu, chiên, nướng, xào hay các thực phẩm chứa chất bảo quản. Nên ăn các đồ luộc, hấp để hạn chế lượng chất béo dư thừa làm tăng nồng độ cholesterol trong cơ thể dẫn đến béo phí và nguy cơ các bệnh nguy hiểm khác.

3. Đồ uống

Hạn chế các đồ uống có chứa các chất kích thích như: rượu, bia,...Thay vào đó là các thức uống tốt cho sức khỏe như nước ép hoa quả, sữa,...

Các nghiên cứu chỉ ra rằng với một ít rượu sẽ tốt cho tim của bạn. Nhưng nếu uống quá nhiều thì sẽ làm tăng huyết áp máu và nguy cơ mỡ trong máu.

Thêm vào đó, lượng calo vượt quá mức sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân, một mối nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch. Do đó, nếu bạn có uống bia rượu thì chỉ nên uống khoảng 2 ly mỗi ngày dành cho nam và 1 ly mỗi ngày đối với nữ.

4. Ngủ đủ giấc từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày

Để có một trái tim khỏe mạnh

Những người ngủ ít hơn 6 tiếng một đêm cho thấy nguy cơ bị bệnh tim cao gấp 3 lần so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng đồng hồ. Ngủ đủ giấc giúp điều hòa hoạt động của insulin.

Thiếu ngủ là nguyên nhân gia tăng đề kháng insulin làm tăng lượng đường trong máu (nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường loại 2). Tình trạng này kéo dài làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và béo phì.

Mệt mỏi cũng là một triệu chứng của bệnh tim ở phụ nữ nhưng thường bị bỏ qua. Đặc biệt, nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thậm chí người uể oải cả sau khi ngủ dậy thì hãy đi khám bệnh sớm.

4. Thói quen tập thể dục đều đặn

Để có một trái tim khỏe mạnh

Khoảng thời gian tốt nhất dành cho tập thể dục là từ 20 đến 50 phút mỗi ngày. Duy trì thói quen ít nhất 4 buổi/ 1 tuần có thể giúp hệ tim mạch của bạn mạnh khỏe hơn, giảm cholesterol xấu, phòng ngừa huyết áp cao. Chế độ tập luyện như thế sẽ phát huy hiệu quả tối ưu nếu kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh.

Với những người không có thời gian đến phòng tập thường xuyên hay chạy bộ ngoài trời có thể lựa chọn các bài tập đơn giản như đi bộ, đạp xe tại nhà trên may chay bo dien và xe dap tap the duc sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí, luyện tập bất cứ lúc nào rảnh rỗi.

5. Hạn chế ăn mặn giúp giảm nguy cơ bị huyết áp cao

Huyết áp tăng cao khi bạn dùng nhiều muối. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng thức ăn đóng gói sẵn, đọc các nhãn mác để biết thông tin hàm lượng natri. Hầu hết chúng ta nên giữ lượng natri dưới 2,300 miligram một ngày. Nếu bạn bị huyết áp và trên 50 tuổi thì chỉ cần 1,500 milligram mỗi ngày.

6. Thường xuyên theo dõi huyết áp

Giữ huyết áp dưới 120/80 mmHg.

Để có một trái tim khỏe mạnh

7. Duy trì một trọng lượng hợp lý

Mục tiêu chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới 25.

Trọng lượng cơ thể nói chung và số đo vòng eo nói riêng cũng phản ánh nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Phụ nữ có vòng eo 102 cm và nam trên 114 cm có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy chỉ giảm từ 10-15% trọng lượng cơ thể, các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ có thể cải thiện đáng kể sức khỏe tim mạch của mình.

8. Theo dõi hàm lượng cholesterol trong máu

Phấn đấu đạt tổng lượng cholesterol dưới 200 mg/dl.

9. Kiểm soát lượng đường trong máu


Mục tiêu cho đường huyết lúc đói là dưới 100 mg/dl.


Nguồn : Thể Thao Đại Việt