Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập luyện với máy chạy bộ.
- Đối với những người cao tuổi bị mắc phải một số bệnh như tim mạch, huyết áp cao hay xương khớp... thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi mua và sử dụng sản phẩm cao cấp này.
- Để sử dụng máy chạy bộ được an toàn nhất thì nên hướng dẫn chi tiết cho người cao tuổi để ông bà, bố mẹ mình hiểu rõ hết các tính năng của máy hay các chương trình tập luyện.
- Trước khi tập luyện cùng với máy chạy bộ thì người cao tuổi cần phải khởi động thật kỹ cơ thể. Điều này sẽ giúp người cao tuổi di chuyển dễ dàng trên máy chạy bộ và tránh những chấn thương có thể xảy ra.
- Đối với người cao tuổi thì tập luyện thể dục chủ yếu là tập vận động nhằm giúp chân tay được linh hoạt và tránh bị liệt nên khi sử dụng máy chạy bộ tại nhà thì chỉ cần tập với tốc độ nhẹ nhàng, phù hợp nhất là đi bộ cùng với sản phẩm này.
- Khi luyện tập thì cố gắng giữ tư thế chuẩn là lưng thẳng và tránh khom người hoặc rướn cổ ra phía trước.
- Người già khi tập luyện cùng với máy chạy bộ điện thì không nên cầm theo đồ vật để tránh sai tư thế hoặc gây nguy hiểm khi gặp sự cố.
- Với máy chạy bộ điện thì nó có một chiếc khóa từ rất hữu hiệu cho người cao tuổi. Khi tập luyện thì ông bà, bố mẹ mình có thể đeo một đầu còn lại lên quần áo. Nếu có bất kỳ sự cố đáng tiếc nào có thể xảy ra như trượt chân ngã thì khi đó khóa từ sẽ được kéo ra khỏi máy chạy bộ và máy tập sẽ dừng ngay lập tức nhằm giảm thiểu chấn thương có thể xảy ra.
- Ông bà, bố mẹ khi luyện tập cùng với máy chạy bộ cũng nên thường xuyên theo dõi các thông số trên màn hình hiển thị như nhịp tim, tốc độ... để điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với thể trạng và sức khỏe của mình.
- Một điều cuối cùng là khi bắt đầu tập hay trước khi dừng lại thì nên điều chỉnh về tốc độ thấp nhất của sản phẩm này.