Máy chạy bộ là một trong những dụng cụ tập luyện thể dục thể thao vô cùng hiệu quả giúp chúng ta tăng cường sức khỏe và phòng tránh các căn bệnh về tim mạch. Tuy nhiên bạn sẽ không an toàn khi tập luyện nếu không đọc kỹ các hướng dẫn của các nhà sản xuất hay phân phối sản phẩm. Dưới dây là 7 lời khuyên bổ ích nhằm tránh chấn thương khi sử dụng máy chạy bộ.
7 Lời khuyên bổ ích nhằm tránh chấn thương khi sử dụng máy chạy bộ
1. Hạn chế sử dụng máy chạy bộ một mình
Không nên chạy bộ trên các loại máy chạy bộ điện một mình, đặc biệt là trong tình huống tập chạy bộ tại nhà mà mọi người đi vắng hết. Nếu bắt buộc phải làm vậy, hãy để điện thoại trong tầm với để có thể sử dụng khi gặp sự cố. Nếu bạn tập luyện tại các phòng tập, không nên chọn tập ở những chiếc máy chạy bộ ở góc khuất hoặc nơi có ít người.
2. Tập trung khi sử dụng máy chạy bộ
Trong khi chạy bộ trên máy chạy bộ, bạn rất dễ mất thăng bằng khi thiếu sự tập trung. Nếu bạn sử dụng máy chạy bộ điện tại nhà và xem TV, thì cần phải tập trung nhiều hơn nữa. Nếu có thấy gái đẹp xung quanh thì cũng đừng chú ý quá mà quên đi nhiệm vụ tập luyện. Muốn ngắm gái thì tốt nhất bạn nên đăng kí vào lớp Yoga hay lớp Dance, vừa tập luyện vừa tha hồ ngắm :)
3. Sử dụng khóa từ dừng khẩn cấp
Trước khi sử dụng máy chạy bộ điện, bạn hãy kiểm tra khóa từ xem có hoạt động tốt không, bằng cách mở máy chạy chậm rồi kéo khóa từ ra khỏi máy xem máy chạy có tự động dừng lại không. Đừng để đến lúc biết nó không hoạt động rồi mới :”Giá như…”.
4. Đừng chạy quá khả năng cho phép
Đừng bao giờ cố gắng “tỏ ra nguy hiểm” khi ráng chạy với tốc độ quá nhanh so với khả năng của bạn, nếu bạn cảm thấy đuối hoặc quá sức, hãy giảm ngay tốc độ xuống. Nếu muốn tha hồ chạy với tốc độ nhanh, hãy chạy bộ ngoài trời, trong các công viên, bạn có thể tha hồ chạy nhanh thỏa thích.
5. Chạy đúng vào phần giữa hoặc trên của băng chuyền
Luôn chạy ở phần từ giữa dến phía trước của băng chạy của máy chạy bộ. Chạy ở phần cuối băng chuyền khiến bạn khó điều khiển được các phím bấm của máy, hơn nữa, nó còn khiến bạn rấy dễ trượt khỏi máy.
6. Rời khỏi máy chạy bộ đúng cách
Nếu bạn tập máy chạy bộ xong, hãy giảm dần tốc độ rồi mới dừng hẳn, đừng nhảy khỏi máy khi nó đang chạy. Các bạn nghĩ điều này có vẻ rất hiển nhiên, nhưng mình đã gặp rất nhiều các thanh niên nhảy khỏi máy chạy bộ khi nó đang chạy. Đừng liều nhé các bạn !
7. Làm quen với máy chạy bộ
Nếu là lần đầu bạn tập máy chạy bộ hoặc chạy bộ trên một chiếc máy chạy bộ mới, hãy dành một chút thời gian làm quen với nó. Xem xét các chức năng, vị trí nút dừng khẩn cấp, các chế độ chạy. Đừng chủ quan để tránh gặp phải các tai nạn đáng tiếc !