Thoát vị đĩa đệm có nhất thiết phải mổ ?

Ngày đăng 30/06/2023 15:10

Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp nhiều người mắc phải. Không chỉ gây đau mà bệnh còn ảnh hưởng tới khả năng vận động, thậm chí làm suy yếu cơ, liệt chi. Có nhiều phương pháp khác nhau giúp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống. Nhiều người cho rằng phẫu thuật là biện pháp duy nhất giúp điều trị thoát vị cột sống. Vậy thoát vị đĩa đệm có nhất thiết phải mổ ? Các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây nhé.

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

thoat-vi-dia-dem-co-can-mo

- Sử dụng thuốc: Bao gồm thuốc giảm đau và chống viêm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kéo dài hoặc nhiều có thể ảnh hưởng tới dạ dày.

- Vật lý trị liệu: Massage, kéo giãn, bài tập cho cơ bắp, chườm nóng hoặc lạnh, dùng sóng âm, tia hồng ngoại, sóng ngắn… Có tác dụng giảm đau, hỗ trợ phục hồi chức năng. Tuy nhiên, chỉ có tác dụng làm mờ các triệu chứng chứ không có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh.

- Tiêm ngoài màng cứng: Giúp giảm đau, giảm sưng, người bệnh di chuyển dễ dàng hơn.

- Phẫu thuật: Thường được áp dụng cho người bệnh nặng hoặc bị thoát vị do bị chấn thương khi sinh hoạt, lao động. Một số biện pháp phẫu thuật phổ biến:

+ Phẫu thuật ít xâm lấn: Cắt bỏ đĩa đệm thông qua đường mổ với kích thước nhỏ chỉ 3 cm, sau đó cắt dây chằng vàng một bên cùng với một phần của bản sống để lấy khối thoát vị ra.

+ Phẫu thuật nội soi qua lỗ liên bản sống: Làm rộng ống sống, từ đó giảm áp lực lên các dây thần kinh – vốn là nguyên nhân gây đau.

+ Phẫu thuật cắt đĩa đệm thông qua ống banh nội soi: Bác sĩ rạch 1 đường khoảng 0.5 cm để lấy nhân nhày bị thoát vị ra ngoài thông qua ống mổ.

Thoát vị đĩa đệm nên phẫu thuật hay điều trị bảo tồn ?

thoat-vi-dia-dem-co-can-mo-2

Thống kê cho thấy: Chỉ khoảng 10% số ca bệnh thoát vị đĩa đệm cần phải mổ. Khi tất cả các phương pháp điều trị nội khoa không có tác dụng thì bác sĩ chuyên khoa cũng cần phải kiểm tra, tham khám chi tiết, tìm hiểu bệnh sử của người bệnh, chụp X-quang, MRI… rồi mới cân nhắc đưa ra chỉ định phẫu thuật.

Ngay cả với những ca mổ được xem là thành công, thì hiệu quả cũng không hẳn đã cao, vẫn có trường hợp người bênh gặp phải những biến chứng như: Nhiễm trùng, tổn thương thần kinh, thoái hóa cột sống, tái phát tình trạng thoát vị đĩa đệm; Ngoài ra là một số biến chứng khác như: Xơ hóa, yếu cơ,bị xuất huyết trong, bại liệt, thậm chí là tử vong.

Để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm kể trên thì trước khi quyết định phẫu thuật chúng ta cần cân nhắc các biện pháp bảo tồn, không xâm lấn. Một trong những phương pháp được quan tâm nhiều hiện nay là Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp với Vật lý trị liệu. Nó được đánh gia cao do có khản năng điều trị bệnh hiệu quả mà không dùng đến thuốc hoặc phẫu thuật.

Có thể thấy, thoát vị đĩa đệm không nhất thiết phải mổ. Phẫu thuật chỉ là giải pháp cuối cùng khi các biện pháp điều trị bảo tồn không đáp ứng. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì người bệnh vẫn có thể cải thiện được tình trạng bằng các phương pháp bảo tồn. Do đó, khi có triệu chứng của thoát vị đĩa đệm các bạn nên đi khám để xác định rõ nguyên nhân cũng như mức độ tổn thương !

Phục hồi chức năng sau điều trị thoát vị đĩa đệm với dụng cụ vật lý trị liệu.